Chào bác sĩ, tôi là Diễm Xuân, 40 tuổi. Hiện tôi rất lo lắng về tình trạng chiếc mũi của mình. Trước đây tôi từng nâng mũi bằng sụn nhân tạo để cải thiện chiếc mũi tẹt của mình nhưng gần đây tôi phát hiện ra mũi bị lệch sang bên trái không còn cân đối nữa. Tôi vô cùng hoang mang và lo sợ. Mong bác sĩ có thể cho tôi biết vì sao mũi tôi lại bị lệch và phải làm sao để khắc phục tình trạng này đây ạ? Tôi cảm ơn bác sĩ.
(Diễm Xuân – 40 tuổi – Bến Tre).
Trả lời:
Chào chị Diễm Xuân!
Cảm ơn chị đã tin tường và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc của chị như sau.
Có nhiều nguyên nhân khiến mũi của chị bị lệch sau nâng. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:
- Nguyên nhân chủ quan:
– Chất liệu nâng mũi không phù hợp: Việc sử dụng sụn nhân tạo không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sẽ dẫn tới hiện tượng mũi bị dị ứng và đào thải khi đưa vào khoang mũi. Mũi sau nâng trở nên cứng nhắc, không tự nhiên và bị lệch sống.

– Trình độ bác sĩ phẫu thuật còn non kém: Tay nghề bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thẩm mỹ. Nếu bác sĩ không có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thì nâng mũi bị hỏng là điều không tránh khỏi.
– Chế độ chăm sóc mũi sau nâng: Sau khi thực hiện nâng mũi nếu bạn không đảm bảo chế độ chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ như vệ sinh mũi đúng cách, uống thuốc kháng viêm, tháo nẹp đúng thời điểm thì sẽ có thể khiến form dáng mũi bị ảnh hưởng như vẹo, lệch hoặc mũi bị viêm.
- Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan được đề cập đến ở đây là nguyên nhân ngoài ý muốn như: cơ địa đặc biệt của mỗi người, sự va chạm ngoài ý muốn khiến mũi bị lệch sống hoặc thậm chí có những biến chứng khôn lường hơn.
Nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào, việc nâng mũi xong bị lệch cũng cần ít nhất 3 tháng để mũi ổn định, bộc lộ đầy đủ nhược điểm hoặc sai sót do phẫu thuật để có được hướng giải quyết chính xác nhất. Tùy vào từng nguyên nhân, chúng ta có thể thực hiện những thao tác như sau:
- Khoảng 1 đến 2 tuần sau khi nhận ra có bất thường từ sống mũi lệch, bạn có thể nắn lại sống mũi, massage thường xuyên để sống mũi về đúng vị trí. Sau 1 tháng sẽ tiến hành kiểm tra lại để kiểm chứng xem tình trạng của mũi lúc này như thế nào, đã ổn định dáng như mong muốn chưa.
- Sau khi dùng phương pháp massage vẫn không thể cho kết quả như ý thì cần áp dụng những thao tác chỉnh sửa có tác động sâu hơn. Dựa vào từng dáng mũi với sự “sai lệch” khác nhau mà các kỹ thuật, thao tác sẽ khác nhau giữa từng người.
- Đối với nâng mũi bằng sụn nhân tạo bị hỏng như chị Diễm Xuân đây thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ chất liệu sụn nâng mũi cũ. Kỹ thuật tháo bỏ sụn nâng mũi cũ khá đơn giản, dễ dàng và hiếm khi gặp biến chứng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn tự thân kết với các phương pháp chỉnh sửa giúp nâng cao sống mũi cho chị.
- Đối với nâng bằng sụn tự thân bị hỏng thì để chỉnh hình lại mũi, bác sĩ sẽ lấy sụn vành tai bọc vào đầu mũi và dùng sụn sụn hoặc sườn vách ngăn để nâng cao sống mũi.
Tuy nhiên, phải cần ít nhất là 3 tháng sau lần nâng mũi hỏng đầu tiên, chị mới có thể thực hiện việc chỉnh sửa mũi hỏng thêm lần nữa. Sau khi bác sĩ xem xét tình trạng mũi, đánh giá mức độ lệch sẽ tiến hành chỉnh sửa lại cấu trúc đầu mũi. Bên cạnh đó, có thể thay đổi vật liệu nâng mũi để sóng mũi và đầu mũi hài hòa hơn.
Mong rằng những thông tin trên sẽ phần nào giải quyết được nỗi lo lắng của chị Diễm Xuân. Chúc chị khỏe mạnh và thành công trong quá trình làm đẹp của mình.
Cám ơn bạn đã chia sẻ và đánh giá bài viết này
EmoticonEmoticon